Lý do chọn đề tài:
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước cuộc đua khốc liệt để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động là kết hợp với doanh nghiệp khác. Trong các hình thức kết hợp thì hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, được viết tắt M&A) là xu hướng trong giai đoạn hiện nay. Quá trình cạnh tranh thúc đẩy hoạt động M&A phát triển và ngược lại chính hoạt động M&A càng khiến các cuộc cạnh tranh diễn ra sôi động hơn.
Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định do vậy Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, quá trình này sẽ làm cho hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới do nhu cầu mua, bán, hợp nhất, thâu tóm doanh nghiệp ngày càng lớn dần theo quá trình đổi mới. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 50.000 doanh nghiệp mới thành lập thì cũng sẽ có một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp trong số đó phải hợp nhất hoặc thâu tóm. Nhất là những công ty có nguy cơ phá sản thì hoạt động M&A là một trong những lối thoát an toàn để tái sinh.
Với tổng giá trị giao dịch trong quý 1/2008 là 302,3 triệu USD; 1.753 tỷ USD tương đương khoảng 113 vụ M&A trong năm 2007, con số khá ấn tượng cho hoạt động M&A trong những năm gần đây. Năm 2005, tại Việt Nam có 18 trường hợp thâu tóm (sáp nhập) doanh nghiệp với tổng giá trị đến 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập đã tăng gần gấp đôi với 38 vụ, tổng giá trị là 299 triệu USD. Câu hỏi đặt ra:
- Cơ sở nào cho việc tính toán giá trị của thương vụ M&A.
- Giá trị thương vụ M&A bao gồm những nhân tố nào.
- Kỹ thuật, phương pháp xác định giá trị trong giao dịch M&A.
2 - Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển ở mức độ nào. - Những nhân tố nào làm hạn chế đến quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được một kết quả giao dịch M&A thành công thì cần cả sự hỗ trợ của các yếu tố khác như: hành lang pháp lý, cơ sở dữ liệu, thông tin liên quan. Đây cũng sẽ là những vấn đề mà luận văn sẽ làm rõ.
Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước cuộc đua khốc liệt để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động là kết hợp với doanh nghiệp khác. Trong các hình thức kết hợp thì hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, được viết tắt M&A) là xu hướng trong giai đoạn hiện nay. Quá trình cạnh tranh thúc đẩy hoạt động M&A phát triển và ngược lại chính hoạt động M&A càng khiến các cuộc cạnh tranh diễn ra sôi động hơn.
Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định do vậy Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, quá trình này sẽ làm cho hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới do nhu cầu mua, bán, hợp nhất, thâu tóm doanh nghiệp ngày càng lớn dần theo quá trình đổi mới. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 50.000 doanh nghiệp mới thành lập thì cũng sẽ có một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp trong số đó phải hợp nhất hoặc thâu tóm. Nhất là những công ty có nguy cơ phá sản thì hoạt động M&A là một trong những lối thoát an toàn để tái sinh.
Với tổng giá trị giao dịch trong quý 1/2008 là 302,3 triệu USD; 1.753 tỷ USD tương đương khoảng 113 vụ M&A trong năm 2007, con số khá ấn tượng cho hoạt động M&A trong những năm gần đây. Năm 2005, tại Việt Nam có 18 trường hợp thâu tóm (sáp nhập) doanh nghiệp với tổng giá trị đến 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập đã tăng gần gấp đôi với 38 vụ, tổng giá trị là 299 triệu USD. Câu hỏi đặt ra:
- Cơ sở nào cho việc tính toán giá trị của thương vụ M&A.
- Giá trị thương vụ M&A bao gồm những nhân tố nào.
- Kỹ thuật, phương pháp xác định giá trị trong giao dịch M&A.
2 - Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển ở mức độ nào. - Những nhân tố nào làm hạn chế đến quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để có được một kết quả giao dịch M&A thành công thì cần cả sự hỗ trợ của các yếu tố khác như: hành lang pháp lý, cơ sở dữ liệu, thông tin liên quan. Đây cũng sẽ là những vấn đề mà luận văn sẽ làm rõ.
Hợp nhất thâu tóm danh nghiệp dưới góc nhìn tài chính
Reviewed by Trung Vũ
on
01:21
Rating:
Không có nhận xét nào: