Tác giả: Tào Tuyết Cần
Nhà xuất bản: Văn học
Loại file: Prc
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng lâu mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó, sáng tác về nó đến nỗi nói:"Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên" (Mở miệng nói chuyện mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng "như điếu đổ" vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại.
Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng hạn những nông nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp.... cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu.... buôn bán, sản xuất sầm uất, là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nữa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẫm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn tình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai.....là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân...., chính là sự "thăng hoa" của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị. "Hồng lâu mộng" là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính,đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống.... Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và thời đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.
Hồng lâu mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu chữa! Không phải chỉ là vì cái bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lộ địa tô, mà cái chính là cuộc sống trống rỗng của bọn họ, ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác..... Một vài khuôn mặt lương thiện - trong đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tạp Nhân..... Không cứu nổi sự sụp đổ tất yếu của nó.
Hồng lâu mộng đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Hồi 1: Chân Sĩ Ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng; Giã Vũ Thôn lúc phong trần mơ người đẹp
Hồi 2: Giả phu nhân tạ thế ở thành Dương Châu; Lãnh Tử Hưng kể chuyện trong phủ Vinh Quốc
Hồi 3: Nhờ anh vợ, Như Hải đền được ơn dạy bảo; Đón cháu ngoại, Giả mẫu xót thương trẻ mồ côi
Hồi 4: Gái bạc mệnh gặp trai bạc mệnh; Sư Hồ lô xử án Hồ Lô
Hồi 5: Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê; Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc
Hồi 6: Giả Bảo Ngọc mới thử cuộc mây mưa; Lưu lão lão đến thăm phủ Vinh Quốc
Hồi 7: Đem biếu cung hoa, Giả Liễu đùa Hy Phượng, Ăn Yến Ninh phủ, Bảo Ngọc gặp Tần Chung
Hồi 8: So ngọc thông linh Kim Oanh hơi ngỏ ý; Thăm dò cô Bảo, Đại Ngọc nếm phải chua
Hồi 9: Quen nết phong lưu, ban đa tình cùng vào trường học; Gây truyện ngờ vực, tên ngoan đồng làm nhộn thư đường
Hồi 10: Kim quả phụ tham lợi chịu nhẫn nhục; Trương thái y xem bệnh nói gốc nguồn
..........
Hồi 115: Tin lời thiên lệch, Tích Xuân thề vẫn giữ chí xưa; Tên người dù giống nhau, Bảo Ngọc không coi là tri kỷ
Hồi 116: Được ngọc thiêng, nhận thấy duyên tiên nơi ảo cảnh; Trọc đạo hiếu, đưa linh cữu mẹ về cố hương
Hồi 117: Ngăn việc tu hành, hai gái đẹp cố giữ viên ngọc; Thích hợp bạn xấu, một con hư coi giữ việc nhà
Hồi 118: Nhớ hiềm xưa, ông cậu lừa gái nhỏ; Sợ nói nhảm, vợ hầu cang chàng ngay
Hồi 119: Đỗ hương khôi, Bảo Ngọc rũ sạch duyên trần; Đội ơn vua, họ Giả dồi dào hưởng phúc
Hồi 120: Chân Sĩ Ẩn kể rõ cảnh thái hư; Giả Vũ Thôn kết thúc Hồng Lâu Mộng
Nhà xuất bản: Văn học
Loại file: Prc
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Hồng lâu mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó, sáng tác về nó đến nỗi nói:"Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên" (Mở miệng nói chuyện mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng "như điếu đổ" vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại.
Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 - 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng hạn những nông nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp.... cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu.... buôn bán, sản xuất sầm uất, là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nữa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẫm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn tình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai.....là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân...., chính là sự "thăng hoa" của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị. "Hồng lâu mộng" là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính,đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống.... Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và thời đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.
Hồng lâu mộng là cả một thế giới. Thông qua cuộc sống từ thịnh đến suy của một gia đình quý tộc, tác giả đã làm hiển hiện sự băng hoại của xã hội phong kiến, của nhân tính phong kiến, đã cho ta thấy một xã hội như thế là không phương cứu chữa! Không phải chỉ là vì cái bọn người ấy sống trên áp bức và bóc lộ địa tô, mà cái chính là cuộc sống trống rỗng của bọn họ, ngày và đêm trong cái phủ họ Giả ấy chỉ toàn là những chuyện giành giật, lừa gạt, dâm dật, tự tử, tội ác..... Một vài khuôn mặt lương thiện - trong đó khá nhiều là thuộc tầng lớp dưới, như già Lưu, như Tạp Nhân..... Không cứu nổi sự sụp đổ tất yếu của nó.
Hồng lâu mộng đem đến cho người đọc những hiểu biết sâu xa về xã hội và về con người với một cách viết chân thực, giản dị mà bao gồm nhiều bút pháp lớn kim cổ. Nó là một cuốn bách khoa sinh động về xã hội Trung Quốc thời xưa. Về mặt thi pháp nghệ thuật, thì đó là một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Hồi 1: Chân Sĩ Ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng; Giã Vũ Thôn lúc phong trần mơ người đẹp
Hồi 2: Giả phu nhân tạ thế ở thành Dương Châu; Lãnh Tử Hưng kể chuyện trong phủ Vinh Quốc
Hồi 3: Nhờ anh vợ, Như Hải đền được ơn dạy bảo; Đón cháu ngoại, Giả mẫu xót thương trẻ mồ côi
Hồi 4: Gái bạc mệnh gặp trai bạc mệnh; Sư Hồ lô xử án Hồ Lô
Hồi 5: Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê; Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc
Hồi 6: Giả Bảo Ngọc mới thử cuộc mây mưa; Lưu lão lão đến thăm phủ Vinh Quốc
Hồi 7: Đem biếu cung hoa, Giả Liễu đùa Hy Phượng, Ăn Yến Ninh phủ, Bảo Ngọc gặp Tần Chung
Hồi 8: So ngọc thông linh Kim Oanh hơi ngỏ ý; Thăm dò cô Bảo, Đại Ngọc nếm phải chua
Hồi 9: Quen nết phong lưu, ban đa tình cùng vào trường học; Gây truyện ngờ vực, tên ngoan đồng làm nhộn thư đường
Hồi 10: Kim quả phụ tham lợi chịu nhẫn nhục; Trương thái y xem bệnh nói gốc nguồn
..........
Hồi 115: Tin lời thiên lệch, Tích Xuân thề vẫn giữ chí xưa; Tên người dù giống nhau, Bảo Ngọc không coi là tri kỷ
Hồi 116: Được ngọc thiêng, nhận thấy duyên tiên nơi ảo cảnh; Trọc đạo hiếu, đưa linh cữu mẹ về cố hương
Hồi 117: Ngăn việc tu hành, hai gái đẹp cố giữ viên ngọc; Thích hợp bạn xấu, một con hư coi giữ việc nhà
Hồi 118: Nhớ hiềm xưa, ông cậu lừa gái nhỏ; Sợ nói nhảm, vợ hầu cang chàng ngay
Hồi 119: Đỗ hương khôi, Bảo Ngọc rũ sạch duyên trần; Đội ơn vua, họ Giả dồi dào hưởng phúc
Hồi 120: Chân Sĩ Ẩn kể rõ cảnh thái hư; Giả Vũ Thôn kết thúc Hồng Lâu Mộng
Hồng lâu mộng
Reviewed by Trung Vũ
on
02:25
Rating:
Không có nhận xét nào: